HỆ THỐNG CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

1. Bồi dưỡng chung

  I. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

STT

Tên chuyên đề

Mục tiêu cần đạt

Số tiết

1

Một số đặc trưng trong chương trình giáo dục phổ thông mới

(TH, THCS, THPT)

- Giải thích được vì sao phải đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; một số điểm mới trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 so với chương trình hiện hành (năm 2006).

- Lập được kế hoạch triển khai thực hiện một số điểm mới đó trong chương trình giáo dục phổ thông.

- Cùng tham gia và chia sẻ trách nhiệm.

30

2

Vận dụng các lý thuyết dạy học hiện đại để thiết kế các hoạt động học tập

(TH, THCS, THPT)

- Biết được một số lý thuyết dạy học hiện đại và khả năng, các biện pháp vận dụng chúng vào quá trình dạy học ở trường phổ thông.

- Vận dụng được các biện pháp vận dụng các lý thuyết dạy học hiện đại vào quá trình dạy học môn học của mình ở trường phổ thông.

30

3

Thiết kế hoạt động học tập nhằm phát triển năng lực tự chủ và tự học của học sinh

(TH, THCS, THPT)

- Tham gia xây dựng cấu trúc năng lực tự học và tự chủ, và chỉ ra được biểu hiện của năng lực tự chủ và tự học của học sinh trong môn học của mình phụ trách

- Trình bày được các biện pháp (cách thức) phát triển năng lực tự chủ và tự học của học sinh và cách đánh giá năng lực đó.

- Vận dụng được các biện pháp đó để tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực tự chủ và tự học của học sinh.

30

4

Thiết kế hoạt động học tập nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh (TH, THCS, THPT)

- Phân tích được các năng lực thành phần của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Biết được các cách thiết kế chuỗi hoạt động học nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Hiểu được bản chất của từng hoạt hoạt động và các hình thức tổ chức các hoạt động học.

- Thực hiện được một cách thiết kế chuỗi hoạt động học trong một bài dạy cụ thể, nhằm phát triển cho học sinh năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

30

5

Thiết kế hoạt động học tập nhằm phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh

(TH, THCS, THPT)

- Biết được cấu trúc của năng lựcgiao tiếp và hợp tác của học sinh, các biện pháp (cách thức) phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh và cách đánh giá năng lực đó.

- Vận dụng được các biện pháp đó để tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực hợp tác và giao tiếp của học sinh.

30

6

Hướng dẫn tổ chức dạy học tích hợp để phát triển năng lực cho học sinh

 (TH, THCS, THPT)

- Xây dựng được mục tiêu phát triển năng lực, nội dung của một chủ đề tích hợp.

- Thiết kế được tiến trình dạy học chủ đề tích hợp đã xây dựng.

- Đề xuất được các công cụ kiểm tra đánh giá sử dụng trong dạy học chủ đề tích hợp.

30

7

Vận dụng phương pháp, kĩ thuật và hình thức dạy học tích cực trong dạy học (TH, THCS, THPT)

- Hiểu được giá trị của các phương pháp sư phạm và kĩ thuật dạy học tích cực.

- Vận dụng hiệu quả các phương pháp sư phạm, kĩ thuật tổ chức dạy học tích cực theo hướng tiếp cận năng lực vào thực tiễn để nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn.

30

8

Tổ chức dạy học dự án nhằm phát triển năng lực của học sinh (TH, THCS, THPT)

- Trình bày được các bước tiến hành xây dựng và tổ chức dạy học dự án.

- Xây dựng được kế hoạch dạy học một dự án cụ thể gắn liền với chuyên môn của mình.

30

9

Dạy học giải quyết vấn đề nhằm phát triển năng lực của học sinh (TH, THCS, THPT)

- Biết được quy trình dạy học theo phương pháp dạy học giải quyết vấn đề.

- Biết được một số cách tiếp cận hướng dẫn học sinh phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề nhằm phát triển một số năng lực cụ thể cho học sinh.

- Vận dụng được phương pháp dạy học giải quyết vấn đề trong những bài học cụ thể nhằm tập trung phát triển cho học sinh một trong các năng lực: “năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo”, năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữvà khả năng hợp tác.

30

10

Tổ chức dạy học theo nhóm nhằm phát triển năng lực của học sinh (TH, THCS, THPT)

- Biết được đặc trưng, ưu thế, yêu cầu sư phạm, khả năng, các biện pháp vận dụng hình thức dạy học theo nhóm vào quá trình dạy học ở trường phổ thông.

- Vận dụng được các biện pháp tổ chức dạy học theo nhóm nhằm phát triển năng lực của học sinh ở trường phổ thông.

30

11

Tổ chức dạy học theo đóng vai nhằm phát triển năng lực của học sinh (TH, THCS)

- Xác định được những nguyên tắc tổ chức các hoạt động đóng vai trong học tập để phát triển năng lực của học sinh.

- Xây dựng được kế hoạch dạy học theo đóng vai.

30

12

Tổ chức trò chơi học tập nhằm phát triển năng lực của học sinh (TH, THCS)

- Xác định được những nguyên tắc tổ chức trò chơi học tập để phát triển năng lực của học sinh.

- Xây dựng được kế hoạch sử dụng phương pháp trò chơi.

- Thiết kế được một số trò chơi học tập để phát triển năng lực của học sinh trong môn học cụ thể.

- Sử dụng được phương pháp trò chơi học tập để phát triển năng lực của học sinh trong môn học cụ thể.

30

13

Tổ chức dạy học trạm nhằm phát triển năng lực của học sinh

(TH, THCS, THPT)

- Biết được đặc trưng, ưu thế, yêu cầu sư phạm, khả năng, các biện pháp vận dụng hình thức dạy học theo trạm vào quá trình dạy học ở trường phổ thông.

- Vận dụng được các biện pháp tổ chức dạy học theo trạm nhằm phát triển năng lực của học sinh ở trường phổ thông.

30

14

Dạy học phát triển tư duy học sinh

(TH, THCS, THPT)

- Trình bày được các loại tư duy của học sinh, các biện pháp sư phạm phát triển tư duy học sinh trong dạy học.

- Biết tổ chức các hoạt động học tập trong giờ lên lớp nhằm phát triển tư duy cho học sinh.

30

15

Tổ chức dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược

(THCS, THPT)

- Biết được quy trình xây dựng kế hoạch dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược.

- Xây dựng được các clips bài giảng phục vụ các hoạt động học tập của học sinh.

- Soạn thảo được kế hoạch dạy học các bài học theo mô hình lớp học đảo ngược.

30

16

Hướng dẫn kĩ năng học tập và nghiên cứu khoa học hiệu quả cho học sinh

(THCS, THPT)

-  Trình bày được những biện pháp bồi dưỡng kĩ năng học tập và nghiên cứu khoa học của học sinh.

- Xây dựng được các hoạt động bồi dưỡng kĩ năng tự học và nghiên cứu khoa học của học sinh.

30

17

Tổ chức dạy học phân hóa nhằm phát triển năng lực học sinh

(TH, THCS, THPT)

- Trình bày được lý luận cơ bản về dạy học phân hóa, các biện pháp dạy học phân hóa.

- Biết thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học phân hóa nhằm phát triển năng lực học sinh.

30

18

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh

(TH, THCS, THPT)

- Trình bày được các nguyên tắc ứng dụng CNTT trong dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh.

- Sử dụng được một số phần mềm chung và chuyên biệt dành cho môn học để tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.

- Xây dựng được kế hoạch dạy học có sử dụng các phần mềm đảm bảo sự phát triển năng lực của học sinh.

30

19

Chế tạo và sử dụng phương tiện dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh

(TH, THCS, THPT)

- Biết được chức năng, vai trò của phương tiện trong dạy học.

- Trình bày được các tiêu chí đối với phương tiện dạy học tự làm.

- Chế tạo theo nhóm phương tiện dạy học.

30

20

Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường

(TH, THCS, THPT)

- Giải thích được nội hàm của kế hoạch giáo dục nhà trường.

- Xây dựng được kế hoạch giáo dục nhà trường phù hợp với vị trí việc làm và chuyên môn của cá nhân.

- Cùng tham gia và chia sẻ trách nhiệm.

30

21

Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

(TH, THCS, THPT)

- Biết được quy trình tổ chức sinh hoạt  chuyên môn thông qua nghiên cứu bài học.

- Tổ chức được hoạt động sinh hoạt chuyên môn thông qua nghiên cứu một bài học cụ thể.

30

22

Phát triển tư liệu dạy học kĩ thuật số

(TH, THCS, THPT)

- Biết được chức năng, vai trò của tư liệu dạy học kĩ thuật số.

- Sử dụng một số phần mềm thông dụng xây dựng các tư liệu dạy học kĩ  thuật số.

30

23

Xây dựng và tổ chức dạy học theo chủ đề (THCS, THPT)

- Biết được quy trình xây dựng các chủ đề dạy học

- Xây dựng được chủ đề dạy học và tổ chức dạy học một số hoạt động học tập trong chủ đề

30

  II. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

24

Kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh

(Tiểu học, THCS, THPT)

- Trình bày được các triết lí, vai trò, mục đích và các loại hình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.

- Nêu được khái niệm kiểm tra, đánh giá, năng lực, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực. Phân biệt kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực và kiểm tra đánh giá kiến thức.

- Trình bày được các bước kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS.

- Thiết kế được câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực HS.

- Thiết kế được bảng hỏi, bảng kiểm.

- Thiết kế được hồ sơ học tập.

30

25

Kĩ thuật thiết kế các công cụ kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực (Tiểu học, THCS, THPT)

- Thiết kế được các tiêu chí đánh giá một số năng lực như: năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề,…

- Thiết kế được một số công cụ đánh giá năng lực như câu hỏi, bài tập, bài tập tình huống.

- Hướng dẫn được HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.

30

26

Kỹ thuật kiểm tra, đánh giá quá trình trong dạy học ở trường phổ thông

(Tiểu học, THCS, THPT)

- Phân biệt kiểm tra đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết.

- Trình bày được vai trò kiểm tra, đánh giá quan trọng và các phương pháp kiểm tra, đánh giá quá trình.

- Thiết kế được các tiêu chí và công cụ đánh giá giá nhu cầu của người học.

- Thiết kế được công cụ đánh giá khích lệ HS tự định hướng như tự đánh giá, thu thập và xử lý thông tin phản hồi từ bạn bè và học tập hợp tác.

- Thiết kế các tiêu chí và công cụ đánh giá sự tiến bộ của người học.

- Thiết kế các tiêu chí và công cụ đánh giá kiến thức và kĩ năng của người học.

30

27

Kĩ thuật thiết kế câu hỏi trắc nghiệm khách quan

(Tiểu học, THCS, THPT)

- Nêu được khái niệm câu hỏi trắc nghiệm khách quan và các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

- Trình bày được đặc điểm và vai trò của việc sử dụng mỗi loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

- Trình bày được nguyên tắc, quy trình và kĩ thuật thiết kế các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan

- Thiết kế thành thạo các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học: câu hỏi nhiều lựa chọn, câu điền khuyết, câu đúng sai, câu ghép đôi, câu hỏi trả lời ngắn.

30

28

Thiết kế câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực theo định hướng PISA (THCS, THPT)

- Nêu được khái niệm năng lực, các dạng năng lực được đánh giá theo định hướng PISA.

- Phân biệt được câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực theo định hướng PISA với câu hỏi đánh giá kiến thức.

- Phân tích được các mức độ câu hỏi đánh giá năng lực theo định hướng PISA.

- Trình bày được kĩ thuật và thiết kế được các dạng câu hỏi đánh giá năng lực theo định hướng PISA.

- Vận dụng để thiết kế một số dạng câu hỏi và bài tập theo định hướng PISA phù hợp với môn học.

30

29

Thiết kế bộ công cụ đánh kĩ năng đọc của học sinh cấp Tiểu học EGRA

- Trình bày được các ưu và nhược điểm của bộ công cụ đánh giá kĩ năng đọc EGRA.

- Trình bày được kĩ thuật thiết kế bộ công cụ đánh giá EGRA.

- Vận dụng đề thiết kế bộ công cụ đánh giá kĩ năng đọc của học sinh cấp tiểu học.

30

30

Kĩ thuật thiết kế ma trận đề thi THPT/ THCS

- Phân tích được vai trò của việc thiết kế ma trận đề thi.

- Nêu được kĩ thuật thiết kế ma trận đề thi.

- Thiết kế được ma trận đề thi THPT/THCS.

- Thiết kế được các bộ câu hỏi khác nhau ứng với ma trận đề thi.

30

  III. HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

31

Phương pháp hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học (THCS, THPT)

- Trình bày được vai trò nghiên cứu khoa học đối với HS.

- Nêu được một số đề tài NCKH mà HS có thể thực hiện ở nhà trường phổ thông và thông qua môn học.

- Trình bày được các bước hướng dẫn HS nghiên cứu khoa học.

- Thiết kế và thực hiện được các hoạt động hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học ứng với một đề tài cụ thể.

30

32

Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

(Tiểu học, THCS, THPT)

- Nêu được khái niệm và sự cần thiết của việc NCKH sư phạm ứng dụng.

- Trình bày được cách tiến hành NCKH sư phạm ứng dụng.

- Áp dụng lý thuyết vào thiết kế một đề tài NCKH sư phạm ứng dụng trong thực tiễn: Xác định đề tài nghiên cứu; thiết kế đề cương nghiên cứu, thu thập dữ liệu - đo lường; phân tích dữ liệu; đánh giá.

30

  IV. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - HƯỚNG NGHIỆP

33

Tổ chức hoạt động trải nghiệm ở tiểu học

- Hiểu đúng và đầy đủ về mục tiêu, yêu cầu cần đạt, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức, đặc điểm của hoạt động trải nghiệm ở Tiểu học.

- Lựa chọn và thiết kế được một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học phù hợp với đặc điểm học sinh, nhà trường.

30

34

Tổ chức hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp ở THCS

- Hiểu đúng và đầy đủ về mục tiêu, yêu cầu cần đạt, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức, đặc điểm của hoạt động trải nghiệm – hướng nghiệp ở trung học cơ sở.

- Lựa chọn và thiết kế được một số hoạt động trải nghiệm – hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở phù hợp với đặc điểm học sinh, nhà trường.

30

35

Tổ chức hoạt động trải nghiệm – hướng nghiệp ở THPT

- Hiểu đúng và đầy đủ về mục tiêu, yêu cầu cần đạt, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức, đặc điểm của hoạt động trải nghiệm – hướng nghiệp ở trung học phổ thông.

- Lựa chọn và thiết kế được một số hoạt động trải nghiệm – hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông phù hợp với đặc điểm học sinh, nhà trường.

30

36

Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong môn học

- Hiểu được vai trò, đặc điểm, phương pháp thiết kế hoạt động trải nghiệm trong môn học và vai trò của trải nghiệm trong việc hình thành và phát triển năng lực học sinh.

- Thiết kế được hoạt động trải nghiệm trong môn học cụ thể.

30

37

Thiết kế hoạt động giáo dục STEM cho học sinh tiểu học

- Hiểu được bản chất của giáo dục STEM, vai trò của giáo dục STEM trong hình thành và phát triển năng lực học sinh, phương pháp thiết kế hoạt động giáo dục STEM.

- Thiết kế được một số hoạt động giáo dục STEM trong dạy học ở tiểu học, phù hợp với điều kiện nhà trường.

30

38

Thiết kế hoạt động giáo dục STEM cho học sinh trung học

- Hiểu được bản chất của giáo dục STEM, vai trò của giáo dục STEM trong hình thành và phát triển năng lực, đặc biệt là năng lực giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học, phương pháp thiết kế hoạt động giáo dục STEM.

- Thiết kế được một số hoạt động giáo dục STEM trong dạy học ở trung học, phù hợp với điều kiện nhà trường.

30

39

Lập kế hoạch giáo dục hướng nghiệp qua trải nghiệm

- Hiểu được tổng thể giáo dục hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông mới, hoạt động định hướng nghề nghiệp trong hoạt động trải nghiệm – hướng nghiệp.

- Lập được kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp, kết nối với nội dung giáo dục địa phương theo phương thức trải nghiệm.

30

40

Kỹ năng tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học

- Hiểu được tổng thể giáo dục hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông mới, hoạt động định hướng nghề nghiệp trong hoạt động trải nghiệm – hướng nghiệp.

- Có được một số kỹ năng tư vấn hướng nghiệp cơ bản để tư vấn nghề cho học sinh trong quá trình dạy các môn văn hóa, chủ nhiệm lớp hay các hoạt động trải nghiệm.

30

  V. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG

41

Xây dựng và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương

- Hiểu được vai trò, ý nghĩa của nội dung giáo dục địa phương; cách thức lựa chọn và xây dựng, tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương có bản sắc riêng, phù hợp với địa phương, cơ sở giáo dục.

30

  VI. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

42

Tổ chức sinh hoạt lớp đáp ứng yêu cầu  đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay

Sau khi kết thúc chuyên đề, học viên có thể:

- Phát hiện được năng lực của học sinh;

- Tổ chức sáng tạo giờ sinh hoạt lớp cho học sinh;

- Phát triển được năng lực cho học sinh

30

43

Hỗ trợ giáo dục cho học sinh có nhu cầu đặc biệt ở trường phổ thông

Sau khi kết thúc chuyên đề, học viên có thể:

- Phát hiện được học sinh có nhu cầu đặc biệt;

- Hỗ trợ giáo dục được cho những học sinh có nhu cầu đặc biệt

30

  VII. KỸ NĂNG MỀM

44

Kỹ năng giao tiếp và ứng xử hiệu quả.

 

Sau khi kết thúc chuyên đề, học viên có thể:

- Xác định định được tiến trình thực hiện một cuộc giao tiếp và những điều kiện đảm bảo cho sự thành công, hiệu quả trong giao tiếp

- Xác định được cách thức tiếp cận, rèn luyện để hình thành những kĩ năng giao tiếp cơ bản

- Có thể tiến hành các bước của quá trình giao tiếp một cách hợp lý; có khả năng tự rèn luyện các kĩ năng giao tiếp, ứng xử cơ bản.

30

45

Kỹ năng ứng phó với cảm xúc căng thẳng

 

Sau khi học xong chuyên đề này, học viên có thể:

- Nêu được khái niệm sự căng thẳng và liệt kê được một số tình huống gây căng thẳng; nhận biết được những nguyên nhân gây căng thẳng;

- Liệt kê các biện pháp ứng phó với căng thẳng và tầm quan trọng của việc kiểm soát cảm xúc.

- Hình thành kỹ năng phòng tránh, ứng phó tích cực với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc;

- Hình thành kỹ năng quản lý thời gian và lên kế hoạch; kỹ năng tư duy tích cực.

- Nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực, tin tưởng và trân trọng bản thân, chấp nhận căng thẳng như một phần tất yếu của cuộc sống;

- Tôn trọng người khác trong giao tiếp.

30

46

Tổ chức các hoạt động GD kỹ năng hợp tác cho HS tiểu học/THCS/THPT trong bối cảnh hiện nay

Chuyên đề này nhằm mục tiêu bồi dưỡng cho GV phổ thông các biện pháp/kĩ thuật tổ chức các hoạt động GD kỹ năng hợp tác cho HS trong bối cảnh hiện nay.

30

47

Giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh Tiểu học/THCS/THPT

Sau khi học xong chuyên đề, học viên có thể:

- Thiết kế và tổ chức được các hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh các cấp học (Tiểu học/ THCS/ THPT)

30

48

Nghệ thuật xây dựng uy tín người giáo viên

Sau khi học xong chuyên đề, học viên có khả năng

-           Hiểu vai trò, ý nghĩa của uy tín đối với người giáo viên hiện nay và con đường hình thành uy tín người giáo viên.

-           Xây dựng được uy tín của bản thân

30

49

Xây dựng mối quan hệ và phối hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường PT

Sau khi học xong chuyên đề, học viên có khả năng

- Xây dựng và phát triển mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các lực lượng giáo dục: cộng đồng, tổ chức xã hội, phụ huynh…nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục.

- Tư vấn, hỗ trợ để các lực lượng xã hội, đặc biệt là phụ huynh hiểu tâm lý lứa tuổi con em mình một cách đúng đắn, khoa học.

- Xây dựng và triển khai được các cách phối hợp hiệu quả với các lực lượng phối hợp trong giáo dục học sinh.

30

50

Chân  dung người giáo viên hiện đại

Sau khi học xong chuyên đề, học viên có khả năng:

- Nhận diện được những yêu cầu về năng lực và phẩm chất của một giáo viên thành công hiện nay.

- Thay đổi thái độ và hành động trong hoạt động nghề nghiệp để hiệu quả hơn.

- Hình thành kỹ năng truyền cảm hứng cho người học trong hoạt động học tập, rèn luyện trên cơ sở thấu hiểu tâm lý và tương tác hiệu quả với người học.

30

51

Kỹ năng giao tiếp và ứng xử hiệu quả.

 

Sau khi kết thúc chuyên đề, học viên có thể:

- Xác định định được tiến trình thực hiện một cuộc giao tiếp và những điều kiện đảm bảo cho sự thành công, hiệu quả trong giao tiếp

- Xác định được cách thức tiếp cận, rèn luyện để hình thành những kĩ năng giao tiếp cơ bản

- Có thể tiến hành các bước của quá trình giao tiếp một cách hợp lý; có khả năng tự rèn luyện các kĩ năng giao tiếp, ứng xử cơ bản.

30

52

Kỹ năng ứng phó với cảm xúc căng thẳng

 

Sau khi học xong chuyên đề này, học viên có thể:

- Nêu được khái niệm sự căng thẳng và liệt kê được một số tình huống gây căng thẳng; nhận biết được những nguyên nhân gây căng thẳng;

- Liệt kê các biện pháp ứng phó với căng thẳng và tầm quan trọng của việc kiểm soát cảm xúc.

- Hình thành kỹ năng phòng tránh, ứng phó tích cực với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc;

- Hình thành kỹ năng quản lý thời gian và lên kế hoạch; kỹ năng tư duy tích cực.

- Nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực, tin tưởng và trân trọng bản thân, chấp nhận căng thẳng như một phần tất yếu của cuộc sống;

- Tôn trọng người khác trong giao tiếp.

30

  VIII. TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG, XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA TRƯỜNG HỌC

53

Các kỹ năng tham vấn cơ bản của người giáo viên phổ thông

Sau khi học xong chuyên đề, học viên có thể:

- Hiểu được các kỹ năng tham vấn cơ bản của người giáo viên trong nhà trường phổ thông;

- Hình thành được các kỹ năng tham vấn cơ bản của người giáo viên trong nhà trường phổ thông.

30

54

Tham vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT

Sau khi học xong chuyên đề, học viên có thể:

- Tiến hành tham vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT

30

55

Tổ chức hoạt động tham vấn tâm lý trong nhà trường phổ thông.

Sau khi học xong chuyên đề, học viên có thể:

- Thiết kế và tổ chức được các hoạt động tham vấn tâm lý trong nhà trường phổ thông.

30

56

Hình thành động lực học tập cho học sinh trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

Sau khi học xong chuyên đề, học viên có thể:

- Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng tới việc hình thành động lực học tập cho học sinh trong bối cảnh hiện nay;

- Hình thành được động lực học tập cho người học.

30

57

Phát triển năng lực tự học cho học sinh phổ thông

Sau khi học xong chuyên đề, học viên có thể:

- Trình bày và phân tích được lý luận về phát triển năng lực tự học cho học sinh PT;

- Thiết kế và tổ chức thực hiện các kế hoạch dạy học và giáo dục nhằm phát triển được năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.

30

2. Chương trình bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học dạy lớp 1

  I. Các chuyên đề chung

STT

Tên chuyên đề

Mục tiêu cần đạt

Số tiết

1

Tìm hiểu những nội dung mới trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học

- Học viên phân tích những điểm mới của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể nói chung và chương trình cấp tiểu học nói riêng (Bộ Giáo dục và Đào tạo tháng 7 năm 2017) dựa trên việc so sánh với chương trình hiện hành và với chương trình của một số quốc gia trên thế giới. 

- Học viên đánh giá được sự tác động của những nội dung mới trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học đối với quá trình dạy và học trong nhà trường tiểu học.

- Học viên thiết kế được một số hoạt động liên quan minh họa cho sự thay đổi về nội dung hoặc phương pháp tổ chức dạy học, phương pháp đánh giá trong chương trình tiểu học mới. 

 

30

2

Dạy học theo tiếp cận năng lực

-  Phân tích và chỉ ra được quan niệm về năng lực theo tiếp cận cấu trúc và tiếp cận phương thức tạo ra năng lực; cấu trúc và đặc điểm của năng lực.

- So sánh và làm rõ được mối quan hệ giữa năng lực chung, năng lực chuyên môn và năng lực môn học. Phân biệt sự khác nhau của dạy học tiếp cận năng lực và tiếp cận nội dung.

- Phân tích và xác định được quan niệm về dạy học phát triển năng lực và các bước tổ chức hoạt động dạy học.

- Tự liên hệ và đánh giá được những khó khăn, hạn chế của giáo viên tiểu học đối với yêu cầu dạy học phát triển năng lực.

- Mô hình hóa được khái niệm năng lực và các bước tổ chức hoạt động dạy học phát triển năng lực.

- Thực hành thiết kế được bài soạn và quá trình tổ chức dạy học một số kiểu bài dạy học điển hình ở tiểu học theo tiếp cận năng lực (dạy học kiến thức mới, luyện tập - thực hành và kiểm tra, đánh giá)

30

3

Tổ chức hoạt động trải nghiệm ở tiểu học đáp ứng chương trình mới

- Học viên phân tích được khái niệm hoạt động trải nghiệm và khả năng vận dụng vào dạy học các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục.

- Học viên đánh giá được những ưu điểm và hạn chế của thực trạng dạy học và tổ chức hoạt động giáo dục dưới góc độ trải nghiệm.

- Học viên thiết kế được một số hoạt động trải nghiệm qua các môn học và hoạt động giáo dục ở trường tiểu học.

30

  II. Các chuyên đề cụ thể cho giáo viên dạy lớp 1

4

Bồi dưỡng giáo viên tiểu học dạy học môn Toán lớp 1 đáp ứng yêu cầu chương trình mới

- Phân tích và xác định được những điểm mới của chương trình môn Toán trong chương trình giáo dục phổ thông mới

- Xác định được những yêu cầu và nhiệm vụ của giáo viên tiểu học trong khi dạy học môn Toán lớp 1.

- Thực hành thiết kế và tổ chức được các hoạt động dạy học Toán ở lớp 1 đáp ứng yêu cầu của chương trình môn Toán trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

 

30

5

Tổ chức dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 theo chương trình mới

- Xác định được những điểm mới trong chương trình và sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội mới

- Phân tích được hệ thống năng lực cần hình thành cho học sinh qua môn Tự nhiên và Xã hội 

- Xác định được hệ thống phương pháp dạy học và phương pháp đánh giá học sinh theo yêu cầu của chương trình và sách giáo khoa mới

- Thiết kế và tổ chức được hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội đáp ứng yêu cầu của chương trình và sách giáo khoa mới.

30

6

Dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình mới

- Phân tích được những điểm mới trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình mới.

- Phân tích được những điểm chung có tính nguyên tắc của các bộ sách giáo khoa Tiếng Việt 1 theo chương trình mới.

- Xây dựng được kế hoạch bài học Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình mới.

- Tổ chức dạy học tiếng Việt và đánh giá được năng lực tiếng Việt của HS lớp 1 theo chương trình mới.

 

30

7

Dạy học môn Nghệ thuật lớp 1 theo chương trình mới

- Phân tích được những điểm mới trong chương trình môn Nghệ thuật lớp 1 theo chương trình mới.

-Xác định được các phương pháp dạy học đặc thù của môn Nghệ thuật trong chương trình mới.

-Xác định được năng lực hướng tới trong môn Nghệ thuật của HS lớp 1.

         - Thiết kế và tổ chức dạy học môn Nghệ thuật lớp 1 theo chương trình mới. 

30

8

Dạy học môn đạo đức lớp 1 ở tiểu học đáp ứng chương trình mới

- Xác định được những năng lực chung và năng lực riêng của môn đạo đức nói chung và môn đạo đức lớp 1nói riêng.

- Phân tích được cấu trúc, đặc điểm và nội dung của môn đạo đức lớp 1 ở tiểu học

- Thiết kế được kế hoạch dạy học môn đạo đức lớp 1 ở trường tiểu học đáp ứng chương trình tiểu học mới.

30

9

Giáo dục thể chất cho học sinh lớp 1 theo định hướng của chương trình mới

- Học viên nắm được những điểm mới về giáo dục thể chất nói chung và giáo dục thể chất cho học sinh lớp 1 nói riêng theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Học viên đánh giá được những hạn chế của thực trạng dạy học môn học học GDTC chính khóa và tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa cho học sinh tiểu học.

- Học viên biết thiết kế nội dung và tổ chức thực hiện được hoạt động GDTC chính khóa và ngoại khóa cho học sinh tiểu học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới.

30